Một số lỗi gặp phải hay phát sinh trong quá trình đổ Epoxy Resin và cách khắc phục

Một số lỗi gặp phải hay phát sinh trong quá trình đổ Epoxy Resin và cách khắc phục

Một số lỗi gặp phải hay phát sinh trong quá trình đổ Epoxy Resin và cách khắc phục

11:08 - 28/06/2018

Có một số lỗi phát sinh trong quá trình thi công:
1. Dùng nhựa đổ khối chưa đạt chuẩn:
- Nghiên cứu dùng loại nhựa đạt chuẩn và độ trong cao để đổ cho chất lượng cao cấp nhất, xứng đáng với giá thành.
- Nên chọn lựa loại nhựa A50 – tham khảo thêm
- Khi pha màu tối hay đổ mỏng dưới 10-20mm đổ lại c&

DIY - Hướng Dẫn Cách Pha Đổ Keo Resin Epoxy Trong Suốt Làm Mặt Bàn Và Trang Sức
Cách pha nhựa Epoxy Resin đúng kỹ thuật!
Keo Resin Là Gì? Tìm Hiểu Tất Cả Những Loại Keo Resin Epoxy Phổ Biến
Một số kinh nghiệm khi pha và đổ Epoxy Resin cần lưu ý và tham khảo trước khi đổ Resin!
WOOD AND RESIN PENDANT USING EASYCAST

Một số lỗi phát sinh trong quá trình đổ Epoxy Resin được khách hàng hỏi và cách khắc phục


Có một số lỗi phát sinh trong quá trình thi công:
1. Dùng nhựa đổ khối chưa đạt chuẩn:
- Nghiên cứu dùng loại nhựa đạt chuẩn và độ trong cao để đổ cho chất lượng cao cấp nhất, xứng đáng với giá thành.
- Nên chọn lựa loại nhựa A50 – tham khảo thêm
- Khi pha màu tối hay đổ mỏng dưới 10-20mm đổ lại có thể dùng nhựa A30

Không có văn bản thay thế tự động nào.


2. Pha màu bị phân lớp khi đổ

- Ghi chép lại cẩn thận tỉ lệ pha màu giữa các lớp
- Chuẩn bị màu chuẩn để pha theo dạng ml cho chuẩn xác
Nên pha màu với tầm 500ml chất A, chuyển từ màu dạng sệt quánh thành dạng lỏng hơn và làm chuẩn màu pha sau này.
Ví dụ: dùng 50ml chất màu này khi pha A và B thì giảm A lại 1 phần trọng lượng bằng 50ml màu chuẩn để đảm bảo tỉ lệ pha.
Các lần sau đổ lớp tiếp theo hay làm độ sáng nhạt dần chúng ta để dàng kiểm soát và chuẩn màu tốt hơn.

  • Hạn chế sinh nhiệt trong quá trình đổ khối nhỏ và dày, nên ướp đá hay giảm nhiệt độ resin - hạn chế sự sinh nhiệt tối đa để bề mặt Resin không bị "váng khói"

3. Bọt khí nhiều
- Có nhiều nguyên nhân phát sinh bọt trong đó có:
i. Bọt do quá trình khuấy

(Bao lâu sau khi đổ thì khò được anh ?)

Sau khi đổ tầm vài phút là bắt đầu khò rồi nha. Lướt nhẹ tới lui không để lâu một chỗ có thể gây cháy bề mặt Resin

Dùng đèn khò hay máy sấy xử lý ngay sau khi đổ
ii. Bọt do quá trình resin thấm vô nguyên liệu – gỗ - đá rồi nhả ra bọt khí – dạng bọt khí li ti.
Cái này muốn hết bọt phải xử lý nguyên liệu trước, bọt này hình thành mà chưa xử lý coi như hỏng sản phẩm, nên vệ sinh sạch nguyên liệu đá/ gỗ sau đó phơi khô cho không còn nước, pha một ít Resin như lúc đổ, dùng cọ quét tráng từ 1 đến 2 lớp hoặc đến 3 lớp, sau đó để khô rồi mới ráp phôi tiến hành đổ Resin.

(Cái cọ để quét phủ trước làm sao dùng được nhiều lần anh ? Do dùng xong nó dính resin xem như hỏng 1 cây.)

Có thể dùng dung môi như dầu hỏa hay xăng nhật để vệ sinh cọ, có thể dùng nhiều cách như quét resin, hay sơn phủ 1 lớp sơn xịt trong suốt 2K – quét dầu khoáng - … mục đích ngăn Resin thấm sâu vào chất liệu Gỗ/ đá và hạn chế sinh bọt.
Quá trình chuẩn bị càng kỹ lưỡng thì thành phẩm càng chất lượng
iii. Bọt do resin phản ứng và co rút lại gôm thành 1 bong bóng – dạng bọt bong bóng
Bọt này dể xử lý, dùng đèn khò hay máy sấy có thể dùng kim/ tăm nhọn châm khi keo còn lỏng
iv. Bọt do một số nguyên liệu khác như cát, xi măng, bê tông : các vật liệu này có độ hở nhất định nên sẽ sinh bọt từ từ, cẩn thận có thể trộn cát/xi măng với màu và resin với nhau trước, sau đó đổ vào phôi như vậy mới chuẩn và có màu sắc như ý muốn.

4. Giữa các lớp nhìn rõ bụi bề mặt, - bụi trên từng lớp

Thử tắt đèn và bật đèn pin cường độ sáng cao bạn sẽ thấy bụi trong không khí rất nhiều, thường mình sẽ không chú ý, nhưng quá trình 8—10 tiếng chờ resin khô sẽ bám 1 lớp bụi rất nhiều trên bề mặt nếu mình không chú ý.
Nên có một phòng chuyên đổ nhựa và có máy lạnh để ổn định nhiệt độ và độ ẩm –độ ẩm quá cao trong mùa mưa hay mùa đông thì độ trong của Resin cũng bị hạn chế đi một phần
Sau khi đổ mõi lớp nên lấy màn ni lông phủ lên che lại, hạn chế tối đa bụi bẩn bám trên bề mặt
Làm resin luôn cẩn thận từng chi tiết nhỏ để đạt hiệu quả cao nhất

Image result for how to make resin art



5. Đánh bóng chưa sáng bề mặt

Quy trình đánh bóng nhìn chung đơn giản, nhưng để có hiệu quả đánh bóng cao còn cần có kính nghiệm và ảnh hưởng của việc dùng thiết bị
Kỹ Thuật đánh bóng bằng máy:
Quy trình đánh bóng Epoxy Resin bằng máy!
Dùng nhám đĩa 6in, máy đánh bóng đồng tâm nhiều cấp độ 5in hay 7in, Paste + công cụ đánh bóng của hãng 3M
(Em đang dùng máy chà nhám đĩa lệch tâm Maktec MT 924 có ổn không anh ?)

Thực tế chà nhám trên Resin rất nguy hiểm và khó, bên anh đã thử qua mấy loại máy nhưng quan trọng vẫn là kinh nghiệm cầm mày, độ ổn định của máy rất quan trọng, nên dùng máy hơi, quỹ đạo lệch tâm nhỏ  - bình hơi phải đủ hơi. Như máy Mika thấy dùng rất tốt  - giá tầm 4 -5 triệu

Một số thợ kinh nghiệm có thể dùng máy thường – làm sao để kiểm soát được bề mặt bị mài mòn mà không bị VẨY CÁ – dùng đèn pin ánh sang cao rọi nhẹ sẽ thấy, hay lau sạch sau khi chà nhám các vệt băm như vẩy cá.

Nên có:
1. Máy đánh bóng điều chỉnh tốc độ được 5-6 cấp, trục M14, đế 5in – hay M16 đế 7in
2. Máy chà nhám đĩa 6in
Về cơ bản xử lý bề mặt thật phẳng mịn - sau đó dùng chất đánh bóng để làm bóng bề mặt
Đầu tiên xử lý nhám:
Nên dùng máy chà nhám quỹ đạo lệch hay máy đồng tâm có độ ổn định bề mặt cao - không quá Rung và mất cân bằng - do bề mặt resin dể bị tổn thương và dể gây hiện tượng vẩy cá
Nên sử dụng nhám từ P800 --> P1000 --> P1200/P1500 --> P2000 --> Trizact P3000 --> Trizact P5000 (dùng nhám nước từ P2000 đổ lên) - sau lỗi lần chà nhám nên lau sạch và có thể kiểm tra lỗi bằng cách nhìn nghiên hay phủ nước để đánh giá bề mặt.

(Quy trình e đánh nhàm từ giấy 40-80-150-240-400 giấy thường--- rồi đến 1000-1500-3000 của 3M; e thấy chưa ổn lắm.)

Đa phần chỉ cần dùng P800 nếu bề mặt phẳng tốt, còn bề mặt có sóng dợn nhẹ nên dùng viết mực long – viết kẻ ô như bàn cờ trên mặt cần đánh bóng, khi đánh hết lớp mực coi như về mặt phẳng.

Không nên đánh nhám quá cách nhau, vì độ phẳng của bề mặt không chuẩn.

Có thể bắt đầu từ P400 - > P600 -> P800 -> P1000 -> P1200 -> P1500 ->P3000 ->P5000

Đối với nhám P3000 và P5000 phải xịt nước ướt bề mặt trước khi đánh

Sau mỗi lần đánh nhám phải dùng khăn lau sạch lại

  1. Giấy nhám 1000-1500 không có lớp đệm ở dưới- đánh không ổn định, chỉ có thể dán vào máy maktec, dễ gây trầy.

Phần này có thể do máy, độ tinh cao thì nên dùng thêm miếng lót trung gian giữa máy và nhám

  1. Các giấy số 40 đến 400 phá tốt nhưng chất lượng không được như 3M.

3M bên Đức Thành có đầy đủ nhám từ P80 à P5000 dạng nhám đĩa 6in – 150mm

(Vậy h e cần tổng hợp lại đầy đủ 1 gồm máy nhám đĩa rung và tất cả giấy nhám từ nhỏ đến lớn. Bên a có nào tư vấn giúp em. Nếu tập hợp được 1 bộ đầy đủ thì dễ mua, dễ bổ sung hơn anh.)

Xem file gửi đính kèm
Bề mặt Resin khi đánh nhám phải cẩn thận, dùng máy không được đè lực,
Thử đánh nhám bằng tay để có kinh nghiệm thực tế, các bước nên đánh kỹ kiểu bàn cờ caro từ 2 – 3 lần, nhám mịn phải dùng với nước và đánh thật kỹ, các bước này ảnh hưởng rất nhiều cho quá trình đánh bóng sau này.
Bước đánh bóng:
Sau khi đã xử lý nhám đến độ nhám mịn cực cao, coi như là chuẩn bị bề mặt tốt
Tiếp sau đó dùng quy trình đánh bóng 2 bước hay 3 bước áp dụng cho xe hơi hay các bề mặt có độ cứng tương tự Epoxy Resin
Dùng máy đánh bóng chuyên dụng của 3M, Bosch, Makita, ... có thể điều chỉnh được tốc độ và đế phớt 3in, 5in hay 7in tùy bề mặt
Bước 1: Dùng Paste Phá 3M PN06085 kết hợp với phớt lông cừu
Bước 2: Dùng Paste Bóng 3M PN06064 kết hợp với phớt xốp, đánh ở tốc độ cao
Bước 3: có thể dùng tiếp Paste bóng 3M bước 3 PN39062 hay các chất đánh bóng độ bóng cao: như Merguiars Ultra Fine Polish, Menzerna 3800, 3M PN06006,...
Tham khảo video: https://www.youtube.com/watch?v=teQHeYQt-T4

Trong hình ảnh có thể có: máy tính xách tay

VẬT TƯ QUY TRÌNH ĐÁNH BÓNG BẠN CÓ THỂ THAM KHẢO TẠI ĐÂY

;

 

Thông tin theo dõi thêm video và bài viết chia sẽ trên: https://www.facebook.com/KeoDoNhuaTrongSuot/

 

 

Một trường phái làm bóng khác nữa là: sau khi xủ lý nhám mịn thì phun chất tạo bóng 2K hay Clear Coat Top Base, rồi sau đó đánh bóng lại!

-Cách này e thấy bên nước ngoài có làm, phun lên bóng mượt rât đẹp đỡ tốn công, không biết ở vn mình ai đã thử cách này.Em gửi a clip sau.

Cái này đa phần các xưởng sau này đều cố gắng làm theo cái này cho nhanh. Vì theo phong cách này thì chỉ cần xả đến nhám P1000 sau đó phun 2K lên như: Pháp Huỳnh, … hay một số bạn sau này dùng. Rồi sau đó nếu bề mặt bị DA CAM thì dùng quy trình đánh bóng 3M xử lý dể hơn, xả nhám P1500, hay P3000 rồi đánh bóng Bước 1, Bước 2 – nếu không bị DA CAM thì có thể không cần đánh bóng hay đánh bóng sơ là được

Thông thường muốn phủ 2K thì chọn 2k loại tốt chuyên dùng cho xe hơi, hay vật liệu cao cấp để đảm bảo độ cứng cũng như trong suốt.

Có thể phủ thêm Ceramic, phủ sứ, phủ Nano Hypershield, Nano 9h,… để tăng độ cứng và hạn chế trầy như trên bề mặt xe hơi.

Một trường phái nữa là: sau khi xử lý nhám mịn tới P2000 thì tráng thêm 1 lớp Epoxy Resin cực mỏng tầm 1mm-2mm để keo tự phẳng và bóng rất tự nhiên!
Chất lượng hay độ bóng bề mặt tùy thuộc vào kỹ thuật cầm máy và kinh nghiệm thao tác
Phần đánh bóng bằng tay quy trình thực hiện thực hiện tương tự nhưng hiệu quả không tốt như máy được!

Các nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng vẩy cá trong quá trình chà nhám bằng máy:
1. Bề mặt không thật sự phẳng và tĩnh, bị bập bênh trong quá trình đánh nhám
2. Độ lệch quỹ đạo của máy không phù hợp với chất liệu đánh bóng thường độ lệch từ 2mm – 5mm
3. Nếu dùng máy chà hơi, thiếu hơi hay hơi yếu dẫn đến tốc độ không ổn định, gây giật và băm bề mặt
4. Đè mạnh tay trong quá trình chà nhám phim và không dùng đế đệm tiếp xúc
5. Chà nhám độ hạt quá thô so với bề mặt vật liệu – càng chai cứng thì nên bắt đầu từ độ hạt hơi cao 1 chút.
Các biện pháp khắc phục:
Khi bị vẩy cá, bắt buộc phải chà nhám lại để xử lý
Có thể chà bằng tay, dùng nhám thô hơn, chà theo thứ tự từ nhỏ đến nhuyễn và kẹp với mút xốp để chà cho phẳng đều
Xác định các nguyên nhân này và có hướng xử lý cho phù hợp.